TRƯỜNG MẦM NON VẠN KIM
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON VẠN KIM
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    Giới thiệu
  • Chương trình giáo dục
    Chương trình giáo dục
    • Nội dung chương trình (kế hoạch)
    • Nhiệm vụ trọng tâm
    • Các chủ đề, sự kiện
    • Ngày hội, ngày lễ
    • Tham quan - Dã ngoại
    • Kho học liệu
      • Bài giảng ELEARING
    • Mục tiêu chương trình
    • Phiên chế năm học
    • Lứa tuổi 24 - 36 tháng
    • Mẫu giáo bé
    • Thời khóa biểu - Lớp điểm
    • Mẫu giáo nhỡ
    • Mẫu giáo lớn
    • Hướng tới giáo viên 5.0
    • Tra cứu
      • Lịch hoạt đồng phòng chức năng
      • Lịch hoạt động khu thiên nhiên
  • Chăm sóc nuôi dưỡng
    Chăm sóc nuôi dưỡng
    • Kết quả cân nặng - KSK
    • Thực đơn của bé
    • Tuyên truyền dinh dưỡng
    • Công văn chỉ đạo
  • Tuyển sinh
    Tuyển sinh
  • Tin tức - Sự kiện
    Tin tức - Sự kiện
    • Cập nhật tin tức
    • Tin tức từ phòng
    • Văn bản
    • Thư viện video
  • Liên hệ
    Liên hệ
    Trang chủ / Chương trình giáo dục / quy chế chuyên môn của trường mầm non
Lượt xem:48

quy chế chuyên môn của trường mầm non

Chia s?

UBND HUYỆN MỸ ĐỨC

TRƯỜNG MN VẠN KIM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:  192 / QCCM - MNVK                        

 

 

           

                   Vạn Kim, ngày 15 tháng 10 năm 2024

 

 

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

 

Công văn số 3019/SGDĐT-GDMN ngày 30/08 /2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2024 - 2025;

Căn cứ Hướng dẫn số 463 ngày 05/09 /2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2024 – 2025.

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường ;

Trường mầm non Vạn Kim xây dựng Quy chế chuyên môn năm học 2024- 2025 với các nội dung trọng tâm như sau:

 

A. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG

I. Chăm sóc sức khỏe trẻ

1. Đảm bảo an toàn:

 Thực hiện nghiêm túc công tác về đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường (dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác…) theo Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Quyết định 543/QĐ-BGDĐT  ngày 23/2/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định phê duyệt sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung lần 2); Công văn số 118 /SGDĐT- GDMN ngày  17 tháng 01 năm 2022 bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đảm bảo đủ điều kiện phục vụ và triển khai thực hiện phòng dịch đúng quy định.

- Xây dựng và triển khai phương án phòng chống dịch bệnh đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thực hiện quy trình đón, trả trẻ, phân luồng/khu vực đón, trả trẻ theo từng khối. Phân công cụ thể nhiệm vụ của giáo viên tại từng vị trí, tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ cùng thực hiện công tác phòng chống dịch.

- Tập huấn cho 100% giáo viên, nhân viên cách xử trí các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở theo Phụ lục công văn số 1398/BGDĐT-GDTC ngày 23/4/2020 của Bộ GDĐT.

- Đảm bảo đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ (cốc uống nước, khăn lau mặt, khăn lau miệng riêng có kí hiệu); Đối với khăn thực hiện giặt hàng ngày, hấp, sấy 2 lần/tuần vào thứ 3, thứ 5; Rửa, hấp sấy/tráng nước sôi đối với cốc uống nước hàng ngày. Trang bị tại nhóm lớp nước sát khuẩn, xà phòng…Thực hiện cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh phòng lớp, giá đồ chơi, đồ chơi sạch sẽ hàng ngày.

- Đảm bảo các điều kiện tổ chức giấc ngủ cho trẻ, mỗi trẻ có giường, chăn (theo mùa); gối, chăn được vệ sinh, phơi giặt hàng tuần. Phòng ngủ/sinh hoạt chung của trẻ đảm bảo không khí được lưu thông, vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.  

- Tổ chức tập huấn cho 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu, phòng tránh bạo hành, xâm hại trẻ em. Quan tâm giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ trong các tình huống.

-  Thực hiện tốt công tác quản lý trẻ ở tất cả các thời điểm theo chế độ sinh hoạt 1 ngày.: Giáo viên thực hiện dây chuyền chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại nhóm lớp theo lịch phân công; Giờ đón, trả trẻ một cô đứng ngoài cửa đón, trả trẻ, một cô quản trẻ trong lớp; Thực hiện sổ nhật ký nhóm lớp theo sự chỉ đạo của sở GD&ĐT, mỗi lớp có lịch phân công giáo viên cụ thể thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày, có bàn giao về tình trạng học sinh trong lớp hàng ngày trong sổ nhật ký nhóm lớp, thể hiện đủ các thông tin trao đổi giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cha mẹ trẻ. Không nhận trẻ ốm, trẻ không có trong danh sách lớp vào học. Thống nhất với cha mẹ trẻ đăng ký người thường xuyên đón trẻ hàng ngày.Tuyệt đối không giao trẻ  cho người lạ và trẻ em dưới 10 tuổi. Nhân viên nuôi dưỡng trong bếp thực hiện theo dây chuyền phân công, quy trình giao nhận thực phẩm, lưu và hủy mẫu thức ăn, quy trình chia thức ăn theo quy định tại bếp ăn, trên các lớp. Phổ biến công khai, cam kết tới từng cá nhân trong nhà trường.

- Thường xuyên rà soát đảm bảo an toàn các điều kiện phương tiện phục vụ hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường; Rà soát thiết bị đồ chơi ngoài trời, hệ thống điện, lan can hành lang, tường rào,.…các yếu tố nguy cơ mất an toàn cho trẻ để sửa chữa, thay thế kịp thời.

Quán triệt, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm, đảm bảo 100% cán bộ giáo viên nhân viên nắm vững và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Chăm sóc sức khỏe trẻ

-  Tiếp tục thực hiện Thông tư số 13/2016/TTLT- BYT –BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GD& ĐT  về công tác y tế trường học.

 Kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61 đến 78 tháng). Trẻ từ 24 tháng trở lên, đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng mỗi quý 1 lần. Trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực.

 Đảm bảo 100% trẻ được khám sức khỏe, nhà trường tổ chức khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/ năm vào đầu năm và cuối năm học. Nhân viên y tế cân đo cho trẻ vào tuần III của các quý để đảm bảo mọi trẻ đều được cân đo đủ quý. Sử dụng sổ sức khỏe và biểu đồ trong suốt quá trình học tại trường mầm non. Không thay sổ, biểu đồ theo từng năm học để theo dõi quá trình phát triển của trẻ và tránh lãng phí.

 Nhân viên y tế của nhà trường cần thực hiện tốt các nhiệm vụ theo phân công, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác y tế trường học theo qui định. Quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại phòng y tế. Phối hợp với trạm y tế xã thực hiện tốt công tác tiêm chủng, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, công tác phòng chống Covit 19 và các dịch bệnh như dịch sốt xuất huyết, Chân – Tay – Miệng; đau mắt đỏ; thủy đậu, sởi….Giám sát và phối hợp với giáo viên thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp, bếp ăn, vệ sinh môi trường. Phối hợp chặt chẽ với nhóm bếp, giáo viên thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì.

II. Công tác nuôi dưỡng

1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

 Thực hiện nghiêm túc công văn số 964/ATTP-NĐTT ngày 23/4/2020 của Cục an toàn thực phẩm Bộ y tế về việc hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch bệnh đối với bếp ăn cơ sở giáo dục; Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 quyết định ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.1. Đối với bếp ăn: có cam kết trách nhiệm đảm bảo ATTP của cơ sở giáo dục; xác nhận của Hiệu trưởng. Tổ chức tập huấn kiến thức ATTP cho CB, GV, NV tham gia hoạt động bán trú; khám sức khỏe cho CB, GV, NV tham gia hoạt động bán trú. Hợp đồng cung ứng thực phẩm có thỏa thuận chặt chẽ với nhà cung ứng.

1.2. Đối với các đơn vị cung cấp thực phẩm:

Thực hiện ký kết hợp đồng cung ứng thực phẩm với đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân đăng ký kinh doanh được phép kinh doanh lĩnh vực về thực phẩm đang cung cấp;

- Đối với đơn vị trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm: Có giấy đăng ký kinh doanh đúng tên đơn vị; Giấy chứng nhận hoặc cam kết cơ sở đủ điều kiện VSATTP (quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật ATTP); xác nhận công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP; những sản phẩm thực phẩm đóng gói phải có công bố chất lượng sản phẩm; Bao bì, nhãn mác đầy đủ thông tin và hạn sử dụng…

- Yêu cầu đối với cơ sở trực tiếp giết mổ và cung cấp thực phẩm tươi sống: hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ với đơn vị cung cấp, phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên; Đăng ký kinh doanh đúng tên công ty/cơ sở; cam kết cơ sở đủ điều kiện ATTP. Hồ sơ chăn nuôi: xét nghiệm nước sử dụng, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Hồ sơ nhân viên. Hồ sơ giết mổ: HĐ thu mua, HĐ cung cấp, xét nghiệm nước sử dụng, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Hồ sơ nhân viên.

- Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất rau, củ, quả an toàn: hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ với đơn vị cung cấp, phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên; Đăng ký kinh doanh đúng tên công ty/ cơ sở; Hồ sơ nhân viên; Cam kết cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn; chứng nhận chất lượng sản phẩm (VietGap…); xét nghiệm nước sử dụng.

- Yêu cầu đối với thực phẩm đã qua chế biến: hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ với đơn vị cung cấp, phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên; Đăng ký kinh doanh đúng tên công ty/ cơ sở; Hồ sơ nhân viên; Cam kết cơ sở đủ điều kiện ATTP; chứng nhận chất lượng sản phẩm; công bố hợp quy sản phẩm, giấy tiếp nhận công bố hợp quy sản phẩm; xét nghiệm nước sử dụng.

- Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất nước uống cho trẻ: Hợp đồng thoả thuận chặt chẽ với đơn vị cung cấp, phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên; Hợp đồng phải có đầy đủ hồ sơ giấy tờ rõ ràng, phải gửi kết quả xét nghiệm mẫu nước định kỳ cho nhà trường, đạt tiêu chuẩn nhà trường mới đưa vào sử dụng.

Nghiêm túc thực hiện xét nghiệm nước sinh hoạt, nước uống theo quy định, các bể chứa nước có khóa nắp đậy, lưới chắn côn trùng; Phòng y tế có đủ trang thiết bị, cơ số thuốc theo danh mục và điện thoại của cơ quan y tế trên địa bàn.

 2. Đảm bảo chất lượng bữa ăn:

- Đảm bảo mức ăn cho trẻ : 25.000đ/trẻ/ngày.

- Thực đơn: Xây dựng thực đơn theo mùa, theo độ tuổi ( Nhà trẻ, Mẫu giáo), khẩu phần ăn cho trẻ ở các độ tuổi đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo số lượng bữa ăn, thời gian tổ chức bữa ăn tại trường theo quy định của Chương trình GDMN.

+ Chế biến món ăn: phối hợp món ăn hợp lý theo bữa ăn tối thiểu và bữa chính tiêu chuẩn. Yêu cầu tối thiểu: Bữa chính đạt tối thiểu 5 - 7 loại thực phẩm và bao gồm các món: Cơm, món mặn, món canh. Bữa chính tiêu chuẩn: Có trên 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3 đến 5 loại rau, củ và bao gồm các món: cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng.

+ Tỷ lệ dinh dưỡng tại trường duy trì mức:: Nhà trẻ P: 13-20%; L:  30-40% (Tỷ lệ L động vật/ L thực vật= 70% và 30%); G: 47-50%. Mẫu giáo P: 13-20%; L: 25-35%; G: 52-60%. Trường điểm của huyện cần tính thêm tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời (Nhu cầu Ca đối với trẻ 1-3 tuổi: 350mg/ngày/trẻ; mẫu giáo 4-6 tuổi: 420mg/ ngày/trẻ; nhu cầu B1 đối với trẻ 1-3 tuổi: 0.41 mg/ngày/trẻ; mẫu giáo 4-6 tuổi: 0.52mg/ngày/trẻ)

Chú trọng cải tiến các món ăn và phối hợp các món ăn trong ngày hợp lý, khoa học. Cần kết hợp 10 nhóm thực phẩm từ 04 nguồn (Chất bột đường; chất đạm; vitamin, chất khoáng và chất xơ; chất béo) phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng; tăng cường rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C cho trẻ trong các bữa ăn, hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh trong bữa ăn của trẻ (tuyệt đối không cho trẻ ăn nội tạng động vật và mỳ tôm, không cho trẻ ăn rau trái mùa) để đảm bảo VSATTP cho trẻ. Có các hoạt động can thiệp, điều chỉnh chế độ ăn, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân, thấp còi, thừa cân, béo phì.

- Đảm bảo đủ nước uống cho trẻ, vệ sinh và phù hợp với thời tiết. Nhà trường sử dụng nước tinh khiết thực hiện xét nghiệm mẫu nước định kì theo quy định tại Thông tư số 34/2010/TT- BYT ngày 02/6/2010 của Bộ y tế.

- Công khai, tăng cường việc giám sát của cha mẹ trẻ đối với các hoạt động  giao nhận thực phẩm, chế biến, tổ chức bữa ăn cho trẻ với các hình thức: trực tiếp, qua camera, màn hình…

3. Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý nuôi dưỡng

Nghiêm túc thực hiện đúng qui định về hồ sơ, qui trình, nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng, Ban giám hiệu quản lý chặt chẽ thực phẩm của trẻ từ khâu giao nhận đến khi chế biến thành các món ăn và đưa khẩu phần ăn của trẻ về các lớp. Nghiêm cấm vi phạm khẩu phần ăn của trẻ dưới mọi hình thức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai các khoản thu, thanh toán, thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày.

- Quản lý chặt chẽ hợp đồng, phiếu xuất kho (hóa đơn giao hàng), giấy biên nhận (đối với sản phẩm thu hoạch tại trường) với thực tế giao nhận thực phẩm và cập nhật đầy đủ chứng từ tiền ăn của trẻ hàng ngày. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia giám sát quá trình giao nhận thực phẩm tại bếp ăn của trường.

- Sử dụng phần mềm quản lý nuôi dưỡng được Bộ GDĐT thẩm định: Thực hiện quy trình quản lý nuôi dưỡng theo quy định. Sổ tính khẩu phần ăn mỗi ngày in riêng 1 trang, có đủ chữ ký, cuối tháng đóng thành quyển, đóng dấu giáp lai.

- Chế biến đúng thực đơn, đủ định lượng xuất ăn hàng ngày của trẻ. Không để thừa, thiếu quá 5 xuất ăn/ngày, (cộng dồn không quá 5 xuất ăn/tuần/ tháng). Thực phẩm tươi sống giao nhận thừa so với định mức trong ngày phải trả lại đơn vị cung ứng, tuyệt đối không để lưu tại trường. Định lượng thức ăn chín của số trẻ từng lớp, cần thể hiện rõ tại bảng chia định lượng khẩu phần ăn của trẻ tại bếp, trong sổ giao nhận với GV từng lớp và có chữ ký xác nhận của giáo viên.

Phải hoàn thiện chứng từ tiền ăn của trẻ hàng ngày theo thực tế giao nhận thực phẩm, có giấy xác nhận thực phẩm của nhân viên nuôi dưỡng (Nấu chính), thanh quyết toán tiền ăn của trẻ theo tháng, có giấy đề nghị thanh toán của Thủ quỹ. Cuối tháng quyết toán tiền ăn trong tháng.

Thu và thanh toán: Các khoản thu của trường đều phải vào sổ thu, có biên lai theo quy định. Sau mỗi ngày thu, thanh toán vào sổ Nhật ký thu và bàn giao, có đủ chữ ký theo đúng nguyên tắc. Thanh toán dứt điểm với phụ huynh theo năm học, cấm việc sử dụng tiền ăn cho trẻ vào mục đích khác. Thực hiện nghiêm túc việc công khai các khoản thu chi với cha mẹ học sinh và 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

Giao nhận thực phẩm hàng ngày (bước 1 trong kiểm thực 3 bước)

- Đảm bảo giao nhận trực tiếp, tại chỗ, công khai minh bạch với đủ các thành phần, chữ ký theo quy định tại sổ kiểm thực Ba bước (Sổ kiểm thực Ba bước do tổ bếp quản lý).

- Hàng giao nhận bao gồm cả hàng kho và hàng tươi sống nhận trong ngày; ghi rõ thời gian nhận lần 1, lần 2 (nếu có). 

Ban giám hiệu: Phân công ca trực để cùng nhận thực phẩm và ký xác nhận, đảm bảo tối thiểu đủ 3 thành phần khi giao nhận thực phẩm (Người giao thực phẩm, người nấu chính và thành phần khác: Ban giám hiệu, GV, kế toán, thanh tra…)

Người giao hàng: Ký bàn giao số lượng thực phẩm thực tế hàng ngày giao cho trường.

Người trực tiếp nấu bếp: Nhận thực phẩm và ghi đúng số lượng, chất lượng thực phẩm thực tế được nhận, thời gian nhận và ký xác nhận vào sổ kiểm thực ba bước. Sổ giao nhận thực phẩm do tổ bếp quản lý.

Giáo viên: Luân phiên thực hiện theo lịch phân công của Ban giám hiệu, hàng ngày kiểm tra, giám sát việc giao nhận thực phẩm và định lượng khẩu phần ăn của trẻ, ký xác nhận tại sổ giao nhận thực phẩm số lượng, loại hàng thực phẩm vào thời điểm nhận.

Thanh tra: Tham gia kiểm tra thường xuyên (đột xuất) việc giao nhận thực phẩm và khẩu phần ăn cho trẻ, ký xác nhận kết quả kiểm tra.

Kế toán: Tham gia giao nhận thực phẩm hàng ngày và ký xác nhận, cân đối định lượng và tính khẩu phần của trẻ (Theo sự phân công của HT).

Thủ kho: Thủ kho chịu trách nhiệm quản lý thực phẩm trong kho. Xuất thực phẩm kho phải có phiếu xuất kho có ký duyệt của BGH, kế toán. Nhập lương thực, thực phẩm dự trữ trong kho phải phù hợp với thời gian bảo quản cho phép, để tránh thực phẩm để lâu (bị ẩm, mốc) để đảm bảo chất lượng thực phẩm, có sổ theo dõi xuất, nhập kho, phiếu xuất kho hàng ngày, cuối tháng kiểm kê hàng kho. Không để các chất tẩy rửa, giấy vệ sinh, bột giặt…cùng trong kho thực phẩm của trẻ. Nhà trường sử dụng mẫu sổ quản lý kho do Sở GD&ĐT quy định.

Lưu nghiệm thức ăn: Thực hiện đúng quy trình lưu, thời gian (Đủ 24h), được bảo quản trong tủ lạnh theo quy định. Có sổ lưu nghiệm ghi ngày, giờ lưu nghiệm, tên và chữ ký của người lưu nghiệm. Nghiêm túc thực hiện sổ Kiểm thực Ba bước theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực Ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống".

  • Nhà trường đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám sát của cha mẹ đối với việc giao nhận thực phẩm, chế biến món ăn cho trẻ với hình thức trực tiếp , trực tuyến qua camera, nhà trường tạo mã QR để cha mẹ trẻ trực tiếp biết các hồ sơ của các cơ sở sản xuất thực phẩm cho nhà trường

Tổ chức ăn trưa cho CBGVNV: 100% CB, GV, NV ăn trưa ở trường. Thực đơn của CBGVNV không trùng thực đơn của trẻ, có đủ sổ sách quản lý kho, bữa ăn công khai, minh bạch, thanh quyết toán đầy đủ vào cuối tháng. Thực phẩm lưu kho của giáo viên, nhân viên phải bảo quản riêng. Giáo viên thực hiện ăn trưa tại nhà ăn dành cho giáo viên.Tuyệt đối giáo viên không ăn trưa tại bếp và lớp học, GV cần thực hiện theo phân ca luân phiên thời gian ăn trưa hợp lý để đảm bảo tốt việc quản lý trẻ ngủ trên lớp theo quy định. ( Ca 1: 11h30 phút; Ca 2: 11h50 phút).

Nhân viên nuôi dưỡng phải cất túi, thay trang phục lao động, đi người không xuống bếp làm nhiệm vụ và đi người không ra khỏi khu vực bếp cuối ngày.

Nhà trường tuyệt đối không phân công nhân viên nuôi dưỡng kiêm thủ kho, gọi thực phẩm, kiêm thủ quỹ, cân đối định lượng thức ăn cho trẻ. Không phân công một người vừa gọi thực phẩm, vừa tính khẩu phần ăn của trẻ (Thống nhất trong BGH, kế toán, nhân viên y tế về cân đối định lượng tỷ lệ các chất trong khẩu phần ăn của trẻ để xây dựng thực đơn của trẻ khoa học.

Tiền ăn của trẻ bao gồm cả tiền chất đốt (không thu riêng tiền chất đốt). Không sử dụng tiền ăn của trẻ vào bất kỳ mục đích nào khác.

 

B. CÔNG TÁC GIÁO DỤC    

1. Thời gian thực hiện chư­ơng trình GDMN: 35 tuần. Từ ngày 06/9/2024 cho trẻ làm quen với môi trường lớp và rèn nề nếp thói quen. Ngày 16/9/2024 thực hiện chương trình, hoàn thành chương trình ngày 29/5/2024, kết thúc năm học ngày 30/5/2024. 

 2. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường:

- Xây dựng mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường, tạo nét riêng biệt (Thương hiệu), thống nhất xây dựng phát triển chương trình giáo dục nhà trường, trên cơ sở lựa chọn, bổ sung hoặc nâng cao…, các nội dung trong, ngoài chương trình GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp.

- Kế hoạch giáo dục các nhóm, lớp: Được sử cụ thể hoá phát triển từ chương trình giáo dục của nhà trường, giáo viên lựa chọn, điều chỉnh nội dung phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, với nhu cầu và khả năng của trẻ của lớp để thực hiện linh hoạt, sinh động. Công khai kế hoạch giáo dục tại bảng tuyên truyền để phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

- Phương pháp giáo dục: Trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi được lồng ghép nếp sống văn minh lịch sự vào các hoạt động của mỗi lớp để nâng cao hiệu quả thực hiện. Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến cần lựa chọn và áp dụng phù hợp với độ tuổi trẻ,điều kiện thực tế của nhà trường nhằm đáp ứng tối ưu mục tiêu hoạt động.

- Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học tránh áp đặt gò bó các bước theo tiến trình giờ học. Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn thống nhất có thể linh hoạt tổ chức một số hoạt động chung trộn lẫn các độ tuổi, để trẻ có cơ hội học tập, giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ nhau và phát triển một cách tự nhiên như giờ ăn, hoạt động góc, hoạt động tại các phòng chức năng…. Linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động góc, hoạt động ngoài trời phù hợp độ tuổi: Tăng cường tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm, phát triển vận động… ngoài thiên nhiên, phòng/ khu vực chức năng (Trong tuần có thể quy định thay thế hoạt động góc bằng hoạt động ngoài trời từ 1-2 lần để tổ chức hoạt động giao lưu thể thao, trò chơi phát triển vận động dansport, dân vũ... hoặc lao động vườn trường, tham quan trải nghiệm an toàn, phù hợp với trẻ). Tổ chức các hoạt động thể chất, nghệ thuật… tại phòng chức năng phù hợp với điều kiện nhà trường. Công khai lịch hoạt động tại các lớp, các phòng chức năng.

- Chú trọng quan sát đánh giá trẻ trong quá trình thực hiện các hoạt động theo kế hoạch ngày/tuần/ tháng để đảm bảo các hoạt động được điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng mục tiêu cuối độ tuổi trẻ, phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng khiếu của trẻ; phát hiện sớm trẻ có khó khăn trong phát triển, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Tiếp tục triển khai thực hiện áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non .Triển khai bộ tiêu chí trường, lớp mầm non hạnh phúc. Chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non theo hướng lồng ghép, tích hợp với các hoạt động giáo dục khác trong chương trình GDMN. Giáo viên cần nghiên cứu thiết kế, tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng, linh hoạt, mức độ kiến thức, kỹ năng tăng dần theo độ tuổi và có tính ứng dụng cao vào thực tiễn cuộc sống của trẻ, giúp trẻ học nhẹ nhàng thông qua “chơi”. Tạo mọi điều kiện cho trẻ tích cực hoạt động: Trải nghiệm, thử nghiệm, thí nghiệm thông qua các giác quan, quan tâm đến năng lực cá nhân trẻ. Khai thác, tận dụng triệt để môi trường trong, ngoài lớp học, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên. Trong một tuần được thay thế hoạt động góc để tổ chức 1-2 lần hoạt động giao lưu thể thao, trò chơi vận động, dân vũ hoặc tham quan trải nghiệm ở vườn rau của trường.

-  Thực hiện công tác đánh giá trẻ:

+ Đánh giá nhận xét trẻ hàng ngày:

 Tình trạng sức khỏe của trẻ: Ghi những trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe, lưu trong sổ nhật ký trẻ đến lớp.

Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức, kỹ năng của trẻ: Ghi những thay đổi rõ nét, những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ. Đánh giá tại phần nhận xét của kế hoạch giáo dục hàng ngày trên phần mềm.

+  Đánh giá sự tiến bộ của trẻ cuối tháng:

 Giáo viên đối chiếu với mục tiêu tháng đề ra, nhận xét, đánh giá tại phần đánh giá kết quả thực hiện cuối tháng/chủ đề trong kế giáo dục tháng và cập nhật kết quả trong sổ theo dõi trẻ.

 Đối với mục tiêu có tổng số trẻ đạt dưới 70% giáo viên ghi những vấn đề cần quan tâm và những trẻ chưa đạt được; tiếp tục đưa mục tiêu chưa đạt vào kế hoạch giáo dục của tháng tiếp theo để đánh giá.

 Đối với mục tiêu có tổng số trẻ đạt trên 70% thì giáo viên ghi những trẻ có khả năng vượt trội và những trẻ cần quan tâm để rèn luyện trẻ mọi lúc, mọi nơi.

 Nội dung trên lưu lại phần đánh giá kết quả thực hiện cuối tháng trong kế hoạch giáo dục tháng trên phần mềm và cập nhật kết quả trong sổ theo dõi trẻ.

+ Tổng hợp đánh giá trẻ cuối mỗi độ tuổi ( tháng 4):

Cách tổng hợp đánh giá trẻ: Trẻ đạt (+); trẻ chưa đạt (-) bút đỏ; trẻ đạt từ 70% số mục tiêu trở lên, xếp loại chung ( Đ); số liệu tổng hợp các mục tiêu đánh giá lưu vào sổ theo dõi trẻ. Có thẻ tổng hợp các mục tiêu đánh giá hàng tháng hoặc tổng hợp 1 lần vào tháng 4.

3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa khác

- Nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa với các nội dung: Làm quen Tiếng Anh, kỹ năng phát triển tư duy, múa, tạo hình, trên tinh thần tự nguyện tham gia của cha mẹ trẻ, đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo đúng chuyên ngành giảng dạy, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Mầm non. Mỗi trẻ tham gia học không quá hai hoạt động ngoại khóa. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa không được ảnh hưởng đến thời gian thực hiện chương trình của Bộ GDĐT quy định.

- Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm bổ trợ, nâng cao kỹ năng và phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ. Tăng cường hình thức hoạt động ngoài lớp học, nhằm rèn luyện cho trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động trong các hoạt động. Chú trọng bồi dưỡng, phát triển năng khiếu cho cá nhân trẻ. Kiểm tra, khảo sát, cam kết chất lượng thực hiện chương trình của Trung tâm, sự ủng hộ hài lòng của phụ huynh học sinh. Công khai chất lượng đầu ra, thời khóa biểu, chương trình học tập, kinh phí để cha mẹ trẻ được biết. Yêu cầu bố trí giáo viên quản lý trẻ chặt chẽ khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và có lịch hoạt động cụ thể tại phòng năng khiếu. Thỏa thuận với phụ huynh về mức học phí của các lớp ngoại khóa, thực hiện thu đủ chi, xây dựng tỷ lệ chi kinh phí ngoại khóa công khai, minh bạch tới 100% CBGVNV trong nhà trường.

- Hiệu trường nhà trường chịu trách nhiệm trước phụ huynh và các cấp quản lý về việc tổ chức cho trẻ hoạt động ngoại khóa, làm quen với tiếng Anh (Đảm bảo tính pháp lý của Trung tâm liên kết, chất lượng chương trình giảng dạy, điều kiện tổ chức, cam kết kết quả đầu ra của chương trình, đảm bảo công khai, minh bạch về tài chính và lưu giữ đầy đủ hồ sơ về hoạt động ngoại khóa đúng theo các văn bản, quy định hiện hành). Tuyệt đối không được ép trẻ tham gia hoạt động, phụ huynh đăng ký tự nguyện cho trẻ tham gia phải có đơn và thực hiện theo quy trình thỏa thuận đúng quy định.

C. THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐẦU NĂM

Nhà trường thực hiện chế độ báo cáo theo thời gian quy định của phòng GD&ĐT các nội dung sau:

- Hợp đồng thực phẩm, nước uống, ga và thực đơn của cô và trẻ.

- Danh sách phân công chuyên môn,

- Biểu mẫu thống kê lớp điểm các chuyên đề.

Để thực hiện nhiệm vụ năm học 2024- 2025 đạt hiệu quả, Ban giám hiệu yêu cầu CB,GV, NV nhà trường nghiêm túc triển khai thực hiện./. 

 

 

Nơi nhận:                                                               

- Tổ mầm non (b/c);

- BGH (chỉ đạo);

- Các khối, lớp (thực hiện);

- Lưu VT

.                                                                 

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

Đã ký

 

                             Nguyễn Thị Thám

 

 

 

 

 

Tải về

Thông tin tài liệu

quy chế chuyên môn của trường mầm non

Tin tức nổi bật
Công văn, Văn bản từ Phòng
    LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI
    LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI
    21/07/2024
    Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường - K3 tuổi năm học 2023 -2024
    Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường - K3 tuổi năm học 2023 -2024
    08/01/2024
    Tiết tạo hình lớp C3 -năm học 2023
    Tiết tạo hình lớp C3 -năm học 2023
    27/12/2023
    Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường ” năm học 2023-2024
    Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường ” năm học 2023-2024
    27/12/2023
    Lễ Mít Tinh kỷ niệm, 41 năm ngày nhà giáo việt nam 20/11
    Lễ Mít Tinh kỷ niệm, 41 năm ngày nhà giáo việt nam 20/11
    21/11/2023
    Bài tuyên truyền phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
    Bài tuyên truyền phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
    07/11/2023
    TIẾT HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH KHỐI MẪU GIÁO LỚN LỚP A2
    TIẾT HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH KHỐI MẪU GIÁO LỚN LỚP A2
    28/10/2023
    KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ CHO TRẺ MẦM NON  - TẠI TRƯỜNG MẦM NON VẠN KIM
    KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ CHO TRẺ MẦM NON - TẠI TRƯỜNG MẦM NON VẠN KIM
    28/10/2023
    SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI NHÀ TRẺ - LỚP D4
    SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI NHÀ TRẺ - LỚP D4
    28/10/2023
    Tết trung thu lớp C3
    Tết trung thu lớp C3
    07/10/2023
Liên kết
Liên kết 1
Liên kết 2
Liên kết 3
Liên kết 4
Liên kết 5
Video Clip
mmm
mmm
Bài thơ: "Trăng sáng"
Bài thơ: "Trăng sáng"
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 214
Tháng : 2073
Tổng : 84318
TRƯỜNG MẦM NON VẠN KIM

Địa chỉ: Thôn Kim Bôi, xã Vạn Kim, huyện Mỹ Đức,  TP Hà Nội

Điện thoại: 0963.414.833

Email: mamnonvankim@myduc.edu.vn

 

 

 

Copyright © TRƯỜNG MẦM NON VẠN KIM
Thiết kế và phát triển bởi Tâm Nghĩa

Dịch vụ cung cấp

  • Thông tin
  • Danh mục

Liên hệ